Múa giật: Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn vận động không tự chủ

Múa giật có thể xảy ra ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cổ, mặt, chân tay…

Thuốc mới mang tới triển vọng trong việc điều trị bệnh Parkinson

Chơi bóng bàn có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson

Những lưu ý giúp kiếm soát bệnh run tay hiệu quả

Run chân tay do rối loạn giấc ngủ chữa trị thế nào?

Tình trạng múa giật tại một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể có thể nhanh chóng giảm nhẹ trong một số trường hợp. Tuy nhiên, ở một số người, hội chứng múa giật toàn thân có thể tiến triển xấu đi theo thời gian.

Các dạng múa giật thường gặp

Có nhiều dạng múa giật, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra các rối loạn vận động không tự chủ. Dưới đây là một số dạng múa giật chính:

Các rối loạn vận động chậm

Các rối loạn vận động chậm là những chuyển động không kiểm soát được, thường bắt nguồn từ não và xảy ra do sử dụng các loại thuốc an thần. Đây là các loại thuốc được kê đơn để điều trị rối loạn tâm thần.

Người mắc các rối loạn vận động chậm thường có các chuyển động không kiểm soát được trên khuôn mặt, ví dụ như hay nhăn nhó, chớp mắt nhanh, mím môi…

Một số loại thuốc có thể khắc phục các rối loạn vận động chậm, nhưng bạn cần trao đổi với bác sỹ đề tìm ra cách điều trị thích hợp.

Run tay chân

Run tay chân thường biểu hiện bởi các chuyển động run rẩy nhịp nhàng của một vài bộ phận cơ thể, thường là tay và chân. Tình trạng này thường xảy ra do tình trạng co cơ bắp bất chợt.

Run tay chân có thể xảy ra trên toàn cơ thể, thường là ở tay và chân

Theo Trường Y Stanford (Mỹ), hầu hết các trường hợp run tay chân đều do phản ứng của cơ thể với các yếu tố như: Lượng đường huyết thấp, cai rượu, kiệt sức… Tuy nhiên, run cũng có thể xảy ra với các tình trạng nghiêm trọng hơn như đa xơ cứng, bệnh Parkinson.

Rung giật cơ

Rung giật cơ được đặc trưng bởi các chuyển động nhanh, giật mạnh. Tình trạng này có thể xảy ra một cách tự nhiên trong lúc ngủ, khi bạn bị giật mình. Tuy nhiên, rung giật cơ cũng có thể là do các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như động kinh, bệnh Alzheimer.

Tic

Tic là những chuyển động đột ngột, lặp đi lặp lại. Tic được chia làm 2 loại, bao gồm dạng đơn giản và phức tạp, tùy thuộc vào việc tình trạng này liên quan đến bao nhiêu nhóm cơ.

Nhún vai hoặc uốn cong ngón tay quá mức là ví dụ về một cơn tic đơn giản. Chuyển động lặp đi lặp lại tại cánh tay là một ví dụ về cơn tic phức tạp.

Ở những người trẻ tuổi, tic thường xảy ra do hội chứng Tourette. Các cơn tic xảy ra do rối loạn này có thể biến mất trong thời gian ngắn. Người mắc hội chứng Tourette có thể kìm hãm các cơn co giật này ở một mức độ nào đó.

Ở người lớn tuổi, tic có thể là triệu chứng của bệnh Parkinson. Tic ở người lớn tuổi cũng có thể do chấn thương, sử dụng một số loại thuốc như methamphetamine.

Chứng múa vờn

Chứng múa vờn chủ yếu ảnh hưởng tới bàn tay, cánh tay

Dạng múa giật này gây ra các rối loạn vận động chậm chạp, thường ảnh hưởng tới bàn tay và cánh tay.

Nguyên nhân gây ra múa giật

Có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng múa giật, thường là do tổn thương dây thần kinh hoặc các khu vực trong não ảnh hưởng đến khả năng phối hợp vận động. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng múa giật:

Ở trẻ nhỏ

Một số nguyên nhân phổ biến của múa giật ở trẻ nhỏ bao gồm:

- Thiếu oxy, đặc biệt là thiếu oxy lúc mới sinh ra.

- Tổn thương não do vàng da nặng, tình trạng dư thừa sắc tố mật (bilirubin) do gan sản sinh.

- Bại não, một chứng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến sự vận động của cơ thể và chức năng cơ bắp.

Ở người trưởng thành

Một số nguyên nhân phổ biến gây múa giật ở người trưởng thành bao gồm:

- Sử dụng các chất gây nghiện.

- Sử dụng thuốc an thần để điều trị các rối loạn tâm thần trong một thời gian dài.

- Có khối u.

- Chấn thương não.

- Đột quỵ.

- Thoái hóa thần kinh, như bệnh Parkinson.

- Động kinh.

- Bệnh tuyến giáp.

- Rối loạn di truyền, bao gồm bệnh Huntington và bệnh Wilson.

Chẩn đoán hội chứng múa giật toàn thân

Nếu bạn nhận thấy mình có các rối loạn vận động không tự chủ, không thể kiểm soát, hãy đi khám để được bác sỹ tư vấn. Các bác sỹ có thể yêu cầu bạn trả lời một số câu hỏi để tìm hiểu bạn có nguy cơ mắc bệnh do di truyền hay không, các loại thuốc bạn đã từng sử dụng là gì…

Bạn cũng cần miêu tả rõ tất cả các triệu chứng liên quan tới tình trạng múa giật. Điều này sẽ giúp bác sỹ đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sỹ có thể yêu cầu bạn thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm như xét nghiệm máu và nước tiểu, xét nghiệm điện giải, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, chụp CT, MRI…

Điều trị hội chứng múa giật toàn thân

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng múa giật. Theo đó, một số loại thuốc có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Ngoài ra, duy trì hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp tăng cường sự phối hợp các cử động, đồng thời làm chậm sự tổn thương cơ bắp. Bạn có thể thử bơi lội, duỗi cơ, đi bộ, các bài tập rèn luyện khả năng giữ thăng bằng… để kiểm soát tình trạng múa giật.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giải pháp hỗ trợ giảm run chân tay do nhiều nguyên nhân, với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243  775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh